thainguyennews.blogspot..com - được xây dựng bởi: Nguyễn Quang Huy - Copyright © 2013 . Được tạo bởi Blogger.

Label 5

Label 6

Label 3

Label 4

Label 1

Label 2

Số lượt xem

Links

Comments

label 7

Followers

Blog Archive

LinkWithin

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Bài viết cùng chuyên mục

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Pages

Nhập từ cần tìm kiếm

Bài viết được quan tâm nhiều

Bài đăng phổ biến

Những bài viết được quan tâm nhiều

Trang thông tin tổng hợp tin tức Thái Nguyên

teenviet teenviet

THÁI NGUYÊN NEWS - TIN TỨC THÁI NGUYÊN

Đăng nhập thông tin

Đang tải...

RSS

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Từ đây đến cuối năm 2013, hành khách có thêm nhiều cơ hội du lịch đây đó bởi nhiều hãng hàng không trong và ngoài nước cùng đưa ra chính sách bán vé giá rẻ nhằm kích cầu thị trường hàng không cũng như du lịch.

Đua nhau giảm giá
Anh Hoàng Minh Thắng, quê ở Nghệ An cho hay vừa mua được ba vé máy bay từ Vinh (Nghệ An) đi TP.HCM với tổng số tiền gần 800 ngàn của hãng hàng không VietJetAir (VJA).
Anh Thắng kể tháng 11 tới, gia đình anh vào TP.HCM đám cưới người em trai kết hợp với đi du lịch Đà Lạt. Cho nên khi nghe thông tin cuối tháng 7.2013, VJA bán vé giá rẻ từ 99 ngàn đồng trở lên, anh Thắng quyết tâm mua bằng được.

Hàng không thi nhau giảm giá vào mùa thấp điểm - Ảnh: Đình Quân
“Tối hôm hãng bán vé trên mạng, vợ một máy vi tính, chồng một máy vi tính lên mạng săn vé giá rẻ. Chầu chực hơn một tiếng đồng hồ cuối cùng mình cũng mua được ba vé giá rẻ dành cho lượt đi bay vào Sài Gòn. Với mức giá này mình tiết kiệm hơn hai triệu đồng”, anh Thắng nói.
Mới đây, Vietnam Airlines (VNA) cũng công bố bán vé giá rẻ từ 333 ngàn đồng cho chặng bay ngắn và 666 ngàn cho các chặng bay dài, áp dụng cho chặng bay trong nước từ đây đến tháng 4.2014.
Còn ở chặng bay quốc tế, VNA cũng bán vé cực rẻ cho một chặng bay mà hãng này có chuyến bay thẳng. Trong đó đáng chú ý là chặng bay từ TP.HCM và Hà Nội đi Kuala Lumpur (Malaysia), Thành Đô (Trung Quốc) giá 189 ngàn đồng (9 USD); đến Bangkok (Thái Lan), Singapore giá 818 ngàn đồng (39 USD)…
Không công bố rầm rộ như VJA và VNA, hãng hàng không Jetstar Pacific (JP) bán vé giá rẻ trong thứ sáu hằng tuần với giá 199 - 800 ngàn đồng cho các đường bay nội địa, với các đường bay từ TP.HCM đi các thành phố du lịch như Singapore, Phuket (Thái Lan), Jakarta (Indonesia)…, giá vé cũng giảm đáng kể. Thậm chí hãng này còn áp dụng chính sách khách chỉ cần mua chiều đi, còn chiều về miễn phí.
Không để thua kém hàng không trong nước, các hãng hàng không nước ngoài có đường bay đến Việt Nam như Air Asia, Tigerair, Malaysia Airlines, Emirates… cũng tung ra những đợt bán vé giá rẻ nhằm tăng lượng khách và kích cầu thị trường du lịch.
Có dễ mua vé giá rẻ?
 

Do thời gian bán vé giá rẻ mà các hãng hàng không đưa ra rất ngắn nên để mua được vé giá rẻ trên mạng, khách phải chuẩn bị kỹ thông tin cá nhân (tên tuổi, chứng minh thư, số hộ chiếu...) để nhanh chóng cung cấp khi hãng yêu cầu.
Khách hàng không nên đặt vé vào những ngày cuối tuần vì giá sẽ cao hơn. Mua vé bay đêm thường rẻ hơn bay vào ban ngày.
Khách mua vé cần phải thanh toán trực tuyến qua thẻ. Các hãng hàng không trong nước có thể trả bằng thẻ ATM nội địa nhưng các hãng hàng không nước ngoài lại buộc thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế.

Bình tĩnh nhìn nhận thì thường vé máy bay giá rẻ được các hãng hàng không tung ra ở những thời điểm ít người đi lại. Ở Việt Nam, vé giá rẻ được bán cho những chuyến bay trong tháng 4, 5 và 9, 10 hằng năm.
“Thời gian này rất ít hành khách do đó các hãng phải bán vé giá rẻ để thu hút khách. Thà bán rẻ có nhiều người mua còn hơn giữ giá nhưng ít người mua”, anh Nguyễn Thanh Hùng, nhân viên một phòng vé trên đường Võ Văn Tần, Q.3 (TP.HCM) cho biết.
Đại diện một hãng hàng không cho hay vào dịp cao điểm, hệ số sử dụng ghế của các hãng đạt 80-90%; còn ở dịp thấp điểm, hệ số sử dụng ghế chỉ đạt 50-60%. Do đó, các hãng phải dành một lượng vé bán với giá rẻ để thu hút khách và tăng thêm doanh thu.
Hiện nay hầu hết các hãng đều thực hiện bán vé giá rẻ qua mạng và người mua phải thanh toán bằng thẻ. Do đó để mua được vé, đòi hỏi người mua cần phải rành những thao tác đặt chỗ trên mạng và phải quen với hình thức thanh toán trực tuyến bằng thẻ.
Từng có kinh nghiệm đặt vé giá rẻ, chị Cao Thùy, nhân viên văn phòng của Công ty Hoàng Thảo, cho hay thường vào thời gian hãng công bố bán vé giá rẻ, trang web của hãng luôn quá tải bởi có nhiều người truy cập. Do đó, khi săn lùng vé giá rẻ, người mua phải rất kiên trì.
“Cách đây không lâu VietJetAir có bán vé giá rẻ, suốt ba tiếng đồng hồ tôi cố gắng vào trang web của hãng để đặt vé nhưng không thể truy cập được”, chị Thùy nói.
Ngay trong sáng 8.8, thời điểm mà hãng Vietnam Airlines bắt đầu bán vé giá rẻ nhưng nhiều người cũng không thể truy cập trang web của hãng này để mua vé.
Ở góc độ du lịch, anh Nguyễn Tiến Thành, hướng dẫn viên Công ty du lịch Vietravel, cho hay việc các hãng hàng không bán vé giá rẻ góp phần kích thích thị trường du lịch, nhất là vào dịp thấp điểm.
“Hai năm gần đây, lượng khách ở Hà Nội vào miền Nam du lịch tăng đáng kể. Trước đây, du lịch chỉ dành cho người nhiều tiền nhưng giờ người ít tiền cũng có thể đi được”, anh Thành nói.
Anh Thành cho hay việc mua vé giá rẻ để đi du lịch không phải quá khó. Tuy nhiên, du khách cần tìm hiểu kỹ giá phòng, giá cả chi tiêu, tỷ giá lẫn văn hóa, lịch sử của điểm đến.
Anh Thành nói: “Có người tưởng mua vé giá rẻ nhưng do không tìm hiểu kỹ nên cuối cùng tính ra chi phí tự đi lại mắc hơn đặt tour công ty. Thậm chí có những trường hợp không tìm hiểu văn hóa của nơi đến dẫn đến những sự cố không đáng có”.

Mua sớm càng dễ mua
Đại diện hãng hàng không Jetstar Pacific (JP) cho hay nhiều người trước đó không có kế hoạch du lịch nhưng khi hàng không bán vé máy bay giá rẻ họ sẵn sàng lên kế hoạch đi chơi. Do đó những đợt bán vé giá rẻ được rất nhiều người quan tâm và lượng vé bán ra rất nhanh.
Có những đợt vé giá bán ra rẻ kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên người mua cần lưu ý là mua sớm dễ có vé hơn bởi thời gian đầu hãng bán ra với số lượng lớn. Càng về sau số lượng vé bán ra ít đi đòi hỏi người mua phải kiên nhẫn, dò tìm từng ngày mới mua được vé giá rẻ.
Đại diện JP cũng cho biết cơ cấu giá vé của hãng có tổng số lượng vé thấp hơn giá trần chiếm khoảng 95%, được phân phối từ thấp đến cao. Vé giá siêu rẻ sẽ nằm trong lượng vé này, được mở bán nhiều hay ít tùy theo từng giai đoạn, kế hoạch cụ thể trên cơ sở cân đối doanh thu và chi phí.

Theo; Báo Thanh Niên

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Lần thứ 2 trong sự nghiệp cầu thủ của mình, chân sút số 1 của ĐTVN Công Vinh quyết định ra nước ngoài thi đấu. Điểm đến TP.Sapporo - nơi có CLB Consadole Sapporo, một trong những CLB lâu đời của Nhật Bản, hiện thi đấu ở giải hạng Nhì.
 
 Công Vinh sang Nhật thi đấu mở ra con đường cho các cầu thủ trẻ?  
Công Vinh trong màu áo CLB Nhật Bản
 
Thông tin trên đã được xác nhận chính thức bằng cuộc họp báo chiều qua (22.7) tại TP.Vinh (Nghệ An), với sự có mặt của Chủ tịch CLB Consadole Sapporo, ông Nonomura Yoshikazu.

Theo thỏa thuận: Công Vinh sẽ đến Consadole Sapporo bằng hợp đồng cho mượn 4 tháng (từ 1.8 đến 24.11.2013, hết lượt về J-League 2 của Nhật Bản). Nếu được HLV trưởng Keiichi Zaizen tin dùng, thì trên lý thuyết, Công Vinh có thể được ra sân trận đầu tiên ngày 4.8, trong trận Consadole Sapporo gặp CLB Kataller Toyama. Tại Consadole Sapporo, Công Vinh mang số áo 19 và có thể được bố trí ở vị trí tiền vệ trái hoặc tiền đạo. Tuy nhiên trước khi sang Nhật, Công Vinh vẫn còn 1 trận tại V-League ở SLNA, trận HAGL - SLNA vào cuối tuần này.

Năm ngoái, khi thông tin Công Vinh sang Nhật rộ lên rồi cuối cùng anh lại không đi được, nhiều người đã cho rằng đây chỉ là chiêu PR khiến tiền đạo của ĐTVN thấy rất buồn. Trong thời gian Công Vinh về SLNA, Consadole Sapporo vẫn theo dõi sát phong độ của anh và chính thành tích xuất sắc của Vinh tại đây (ghi 14 bàn sau 16 vòng đấu, đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới và chỉ còn 1 bàn nữa là cán mốc ghi được 100 bàn thắng ở V-League), đã khiến Consadole Sapporo tiếp tục đeo đuổi ký hợp đồng với anh.

Tiền đạo của ĐTVN cho biết, ban đầu Consadole Sapporo đề nghị ký hợp đồng 1 năm, tuy nhiên anh chỉ chấp nhận đá cho họ lượt về giải hạng Nhì Nhật Bản, trong 4 tháng. Consadole Sapporo ký hợp đồng riêng với Công Vinh và làm hợp đồng cho mượn cầu thủ với SLNA. Khoản phí mà SLNA sẽ nhận được từ hợp đồng cho mượn này khoảng 1,5 tỉ đồng và mức lương mà Công Vinh được nhận khoảng 7.000 USD/tháng. Tuy nhiên, do Công Vinh đến SLNA cũng theo một hợp đồng cho mượn 1 năm từ CLB Hà Nội của bầu Kiên, nên trước khi thỏa thuận với Consadole Sapporo, SLNA đã phải đàm phán để mua hẳn Công Vinh từ CLB Hà Nội.

 TGĐ SLNA Nguyễn Hồng Thanh cho biết việc vắng Công Vinh sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu vô địch của SLNA ở giai đoạn cuối, nhưng CLB vẫn tạo điều kiện cho Công Vinh được thỏa ước nguyện ra nước ngoài thi đấu và sẽ có phương án đưa cầu thủ trẻ lên thay thế.

Đây là lần thứ 2, Công Vinh ra nước ngoài thi đấu. Tháng 8.2009, khi còn chơi cho Hà Nội T&T của bầu Hiển, Công Vinh cũng từng sang CLB Leixoes (Bồ Đào Nha) thi đấu theo một bản hợp đồng cho mượn và... không thành công lắm khi chỉ được ra sân 2 lần và ghi được 1 bàn thắng. Nhưng chân sút này vẫn không nản lòng: “Tôi sẵn sàng đón đợi thử thách một lần nữa, dù tôi biết rõ thi đấu ở nơi đất khách quê người sẽ rất khó khăn”.

Đội hình của Consadole Sapporo hiện có 5 ngoại binh (2 cầu thủ Hàn Quốc, 3 cầu thủ Brazil). Ở vị trí tiền đạo, nơi Công Vinh thi đấu, Consadole Sapporo có 9 gương mặt. Do đó, Công Vinh sẽ phải cạnh tranh khá quyết liệt.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Cục phó Cục CSGT khẳng định văn bản mới ra “không hề cấm người dân và nhà báo quay phim CSGT” mà nhằm hạn chế kẻ xấu lợi dụng hoạt động này để trục lợi.

Ngày 20/8, trả lời phỏng vấn phóng viên VTC News, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) -  người ký văn bản số 1042/C67-P3 về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT” khẳng định: “Văn bản trên không cấm người dân chụp ảnh, quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ”.

Theo Cục phó C67 Trần Sơn Hà, văn bản này ra đời nhằm hạn chế những người lợi dụng hoặc giả danh nhà báo để quay phim, hình ảnh CSGT với động cơ xấu, nhằm trục lợi cá nhân mà thực tế đã diễn ra.

Đại tá Trần Sơn Hà - Cục phó Cục CSGT đường bộ đường sắt. Ảnh Intetnet. 
“Văn bản đấy không có chữ nào cấm cả, quy trình tác nghiệp của báo chí chúng tôi cũng không xâm phạm. Lực lượng CSGT khuyến khích người dân, nhà báo quay phim ghi hình CSGT để công khai minh bạch hoạt động, đặc biệt là những hình ảnh tiêu cực nhưng với mục đích xây dựng, phối hợp để CSGT tốt hơn” – Cục phó C67 lý giải.


Cũng theo Đại tá Trần Sơn Hà, lực lượng CSGT cũng đã lập các đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến của người dân về quá trình thi hành công vụ của mình, qua kênh này, lực lượng cũng sẵn sàng tiếp nhận, xử lý những phản ánh, những hình ảnh của người dân và báo chí ghi được với mục đích xây dựng để chấn chỉnh lực lượng.

Cũng liên quan đến các nội dung trong văn bản 1042/C67 – P3, làm việc với báo chí này 20/8, Thiếu tá Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ - đường sắt thuộc C67 khẳng định, thời điểm ban hành văn bản này có rất nhiều vụ các đối tượng tự xưng là phóng viên, nhà báo thậm chí là nhiếp ảnh gia thường xuyên đến các khu vực CSGT đang làm nhiệm vụ để quay phim, chụp ảnh, ghi hình gây khó khăn cho lực lượng CSGT.

Những người này đã quay phim rồi đưa danh thiếp, xưng là nhà báo làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, khi xác minh nhiều báo đều khẳng định không có phóng viên, nhà báo có tên như đã ghi trong danh thiếp và không cử phóng viên, nhà báo đi viết bài về CSGT.

“Bên cạnh đó, nhiều đối tượng sau khi quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ đã dùng thủ đoạn đe dọa, tống tiền CSGT. Ví dụ như Công an Thanh Hóa và Bình Thuận cũng đã bắt giữ một số đối tượng giả danh phóng viên, nhà báo để ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ” – Thiếu tá Huy chia sẻ.

CSGT dừng xe vi phạm
CGST dừng xe người vi phạm luật giao thông trên phố. Ảnh minh họa. 

Theo đại diện C67, mục đích của văn bản chỉ muốn nhấn mạnh đối với CSGT phải đề cao tinh thần cảnh giác đối với các đối tượng xấu cố tình lăng mạ, chửi bới CSGT hoặc đe dọa, hành hung CSGT rồi cán bộ, chiến sỹ nào không giữ, kìm nén được là quay phim chụp ảnh để đe dọa, tống tiền chứ không có ý gì khác.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về những nội dung trong văn bản dễ gây hiểu lầm cho dư luận, Thiếu tá Huy cho rằng, cần phải đọc toàn bộ nội dung của văn bản thì sẽ hiểu rõ nội dung chứ không nên cắt ghép, ngắt đoạn để nêu không đúng về sự việc, khiến dư luận hiểu sai vấn đề.

“Văn bản 1042 nhằm mục đích xử lý hành vi giả danh nhà báo, chứ không quy định cấm phóng viên, báo chí tác nghiệp. Vì phóng viên, nhà báo tác nghiệp theo quy định của Luật Báo chí” - Thiếu tá Trần Quang Huy khẳng định.

Ngoài nội dung trên, văn bản 1042/C67 – P3 cũng yêu cầu các Trưởng phòng CSGT Công an địa phương chỉ đạo cán bộ chiến sĩ là lực lượng tuần tra kiểm soát phải thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm cũng như tư thế, tác phong theo quy định của Bộ Công an. 

Theo: vtc.vn

Ngày 19/8, Chủ tịch nướcTrương Tấn Sang cùng Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại tỉnh ta. Trong chuyến công tác tại các tỉnh miền núi phía Bắc lần này, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên mà Chủ tịch nước đến thăm và làm việc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi công nhân tại Nhà máy TNG Chi nhánh Sông Công.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi công nhân tại Nhà máy TNG Chi nhánh Sông Công.

Buổi sáng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm và làm việc với Ban Quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh tại Khu công nghiệp Sông Công; Nhà máy luyện Fero mangan (Hợp tác xã Công nghiệp và Vận tải Chiến Công); Nhà máy TNG Chi nhánh Sông Công (Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG). Cùng tham gia Đoàn có đồng chí Phạm Xuân Đương, Ủy viên TW Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế TW; lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Công Thương. Đón tiếp và cùng làm việc với Chủ tịch nước có các đồng chí: Nguyễn Đình Phách, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trồng cây lưu niệm tại Nhà máy luyện Fero mangan (Hợp tác xã Công nghiệp và vận tải Chiến Công).

Tại Nhà máy luyện Fero mangan, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nghe lãnh đạo đơn vị báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Trong giai đoạn khó khăn hiện tại, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã chịu nhiều áp lực về tăng giá nguyên, nhiên liệu đầu vào, trong khi thị trường tiêu thụ bế tắc, hàng tồn kho lớn, lãi suất ngân hàng cao. Lãnh đạo đơn vị đã đề xuất, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp luyện kim.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, vấn đề mấu chốt của các doanh nghiệp hiện nay, trong đó có các doanh nghiệp của Thái Nguyên chính là khó khăn về thị trường. Để thị trường thông thoáng, cần phải có các chính sách kích cầu tiêu thụ. Nhưng nếu kích cầu mà dùng ngân sách Nhà nước (đầu tư công) thì sẽ tạo gánh nặng cho vấn đề nợ công. Bởi thế, trong lúc này các doanh nghiệp cần phải nghĩ đến việc tự kích cầu hoặc liên doanh nước ngoài để kích cầu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nghe giới thiệu về sản phẩm Fero mangan.

Tại Nhà máy TNG Chi nhánh Sông Công, sau khi xuống cơ sở, thăm hỏi đời sống, việc làm của đội ngũ công nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rất quan tâm đến vấn đề xuất khẩu hàng may mặc và tỷ lệ nội địa hóa của ngành này để tránh tình trạng gia công giá rẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu tỷ lệ nội địa hóa cao thì giá trị gia tăng sẽ lớn, giảm nhập siêu cho Nhà nước, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động.

Làm việc tại Ban Quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh, Chủ tịch nước bày tỏ sự vui mừng khi được biết Thái Nguyên hiện đang sở hữu một số khu công nghiệp tập trung quy mô lớn với nhiều dự án có vốn đầu tư cao. Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, lắp ráp linh kiện điện tử. Chủ tịch nước lưu ý Ban Quản lý các Khu công nghiệp, trong quản lý cần quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, các chính sách thu hút đầu tư, tính hiệu quả trong đầu tư và sự liên kết của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Với các dự án đầu tư quy mô lớn như Tập đoàn Samsung tại Thái Nguyên, nếu cần, tỉnh có thể phát triển thành khu công nghiệp chuyên sâu để dễ khai thác lợi thế. Chủ tịch nước khẳng định, hiện nay Thái Nguyên có nhiều triển vọng có thể tạo bước tăng trưởng cao hơn so với kế hoạch đề ra, bởi ngành may mặc, điện tử và công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ của tỉnh đang có đà phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Sự suy thoái của nền kinh tế thế giới hiện nay là rất lớn, song đối với chúng ta mức độ ảnh hưởng chưa nhiều. Bởi vậy, trong lúc này các doanh nghiệp cần phải lạc quan, có bản lĩnh và phải thật sự nỗ lực để vượt qua khó khăn trước mắt, từng bước phát triển ổn định.

Chủ tịch nước tặng quà Ban Quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh.

Buổi chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quốc phòng an ninh và công tác cải cách tư pháp.

Theo: Báo Thái Nguyên

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Trong thị trường cà phê bột hòa tan tại Việt Nam, G7, Nescafé và Vinacafé là 3 nhãn hiệu có mức độ nhận biết tốt nhất với tỷ lệ lần lượt là 97%, 92,4% và 91,2%.
 
Khảo sát được làm dựa trên Báo cáo Tiêu dùng cà phê bột hòa tan thực hiện trên Cộng đồng Khảo sát trực tuyến Vinaresearch (Công ty TNHH W&S) trong quý I/2013:

Theo Doanh nhân Sài Gòn
Ngoài các món ăn với hương vị nồng mùi là carri, hồi, bột ớt cùng vô số hương liệu khác, bạn hãy nếm thử những món ngon thú vị khác rất phổ biến tại Ấn Độ.
 
Sữa chua Lassi
Trong các món ăn tại Ấn, được yêu thích nhất chính là Lassi, một loại sữa chua dê lên men dễ uống và tốt cho sức khỏe. Lassi chia làm nhiều loại, chua, ngọt và hoa quả. Giá mỗi cốc Lassi khoảng 20 Pr (8.000 đồng). Từ các nhà hàng sang trọng nhất hay các quầy vỉa hè đều có bán Lassi. Thú vị nhất là những chiếc cốc đựng lassi được làm bằng đất nung đơn giản.
large-Lassi-shop-1376626261_500x0.jpg
Lassi được bán trong những bát đất nung trên phố. Ảnh: India 2012.
Bánh naan
Những chiếc bánh Naan làm bằng bột là món ăn hàng ngày của người Ấn. Bánh Naan được làm ăn kèm với carri hoặc ăn không. Bánh Naan cũng có nhân bằng phomat rất ngon. Hai chiếc bánh Naan nóng hổi là đủ cho bữa sáng, vừa ngon vừa rẻ.
naan-bread-1376626261_500x0.jpg
Bánh Naan thơm ngon. Ảnh: mrcookrecipes
Thali
Món ăn truyền thống luôn có mặt trên bàn ăn và trong thực đơn cửa hàng là Thali. Đây là tên gọi chung của món ăn bình dân gồm cơm, bánh naan, carri đậu, carri khoai tây, sữa chua không đường và một vài món khác. Thali được đựng trong khay với nhiều bát nhỏ. Giá dao động 50Rp – 150Pp (20.000 đồng - 60.000 đồng).
3570353162-6263444c3b-b-1376626261_500x0
Một phần ăn Thali đầy màu sắc. Ảnh: Lam Linh.
Cơm carri gà
Cơm carri gà là món ăn dễ kiếm trong các quán ăn Ấn. Với hương vị đặc trưng và màu sắc vàng, món ăn này dễ hấp dẫn những người có thể ăn được carri. Carri đậm vị cùng cơm nóng dễ ăn.
7466936384-aa38664603-1376626262_500x0.j
Cơm gà hấp dẫn. Ảnh: Lam Linh.
Bánh Samosa
Sau bữa ăn, hãy tráng miệng với bánh Samosa, làm bằng khoai môn nổi tiếng, bánh thường có dạng hình tam giác, hình bán nguyệt hoặc hình tứ diện. Bánh có thể là nhân ngọt hoặc nhân mặn rất hấp dẫn. Lưu ý với ai không ăn được carri vì bánh Samosa bán ngoài đường có mùi vị này trong nhân.
iVyGRCvcEA8l-1376626263_500x0.jpg
Bánh Samosa. Ảnh: Zimbio
Trà sữa
Trà sữa nóng hổi vừa thổi vừa uống ngay là loại thức uống đặc biệt khác trên khắp phố phường Ấn Độ. Với 2 -3 Rp (8.000 -  12.000 đồng), bạn nhận được một cốc trà sữa vừa đủ nóng. Ở một số điểm, bạn có thể ném luôn chiếc cốc đất nung. Món thức uống có mặt từ vỉa hè, mỗi con ngõ đến những hành lang đông đặc khách du lịch và những sân ga đầy rẫy khách.
Masala-Tea-and-South-Indian-Filter-Coffe
Trà sữa nóng.

Theo:  dulich.vnexpress.net

Dù được "trải thảm đỏ", nhưng qua 10 năm, chỉ có hơn 100 trong số hơn 1.000 thủ khoa đầu ra tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội về làm việc cho thành phố.

Lựa chọn vào các cơ quan của thành phố thuộc "ưu tiên thứ 4" của các thủ khoa khi tìm việc làm.





Các thủ khoa đầu ra của các ĐH-HV năm 2013 tại buổi Gặp mặt, tuyên dương thủ khoa xuất sắc chiều 13/8 tại Thành ủy Hà Nội

Số thủ khoa tốt nghiệp này được tuyển dụng tập trung vào một số ngành giáo dục, y tế, tư pháp.

Đólà thông tin được đưa ra trong buổi giới thiệu chương trình gặp mặt thủ khoa và tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP Hà Nội năm 2013 chiều 13/8.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Bí thư Thành Đoàn Hà Nội cho biết: 10 năm qua, đã có 1.203 thủ khoa được vinh danh. Sau khi ra trường, các em đều lựa chọn những con đường riêng. Trong đó, đa số được giữ lại trường hoặc tìm học bổng để đi học nước ngoài, làm việc cho các doanh nghiệp và lựa chọn cuối cùng là làm cho các cơ quan Nhà nước.

Đến từ Sở Nội vụ, bà Nguyễn Thị Kim Dung cho hay, thành phố đã có nhiều chính sách trong tuyển dụng nhân tài, những đối tượng có thành tích đặc biệt xuất sắc. Đó là xét tuyển đặc cách, hỗ trợ đãi ngộ thu hút 1 lần với giá trị hỗ trợ bằng 20 lần mức lương tối thiểu hiện thời; hỗ trợ đào tạo nước ngoài…

Ngay trong buổi gặp mặt chiều 13/8, nhiều thủ khoa đầu ra chia sẻ, lựa chọn đầu tiên của các bạn không phải là mong vào làm tại các cơ quan Nhà nước của thành phố. Mời độc giả xem clip.

Theo: vietnamnet.vn

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Theo điều tra của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thanh niên Việt Nam mất trung bình 6 năm tìm kiếm một công việc ổn định hoặc làm hài lòng. Nhiều người có trình độ cao hơn yêu cầu của công việc của họ.

 Đầu năm 2013, Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động quốc tế bắt đầu thực hiện điều tra quốc gia về chuyển tiếp từ trường học tới việc làm (school-to-work transition survey) nhằm làm rõ quãng thời gian từ khi thanh niên rời trường học, cho đến khi họ có được công việc ổn định hoặc công việc đầu tiên thấy hài lòng.

Kết quả ban đầu cho thấy, phần lớn thanh niên Việt Nam (khoảng 59%) đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp sang thị trường lao động với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Khoảng 23% vẫn đang đi học và số còn lại đang trong quá trình chuyển tiếp.
in26-1376371222_500x0.jpg
Thời gian chuyển tiếp từ nhà trường đến việc làm của thanh niên Việt Nam rất dài, nhiều người làm việc có yêu cầu thấp hơn trình độ.
Trong số thanh niên đã hoàn thành quá trình chuyển tiếp, một nửa tìm được việc làm ổn định, nửa còn lại đang làm những việc tạm thời. Có rất ít người sau khi rời trường học tìm được công việc ổn định khiến họ hài lòng. Đa phần khi ra trường, thanh niên phải trải quả những công việc tạm thời mà không hài lòng hoặc làm việc không lương cho gia đình trước khi có thể tìm được việc làm tốt hơn.
Số liệu cho thấy, những người đang trong quá trình chuyển tiếp đã mất trung bình 6 năm vật lộn tìm kiếm một công việc ổn định hoặc làm họ hài lòng. Phương pháp tìm việc phổ biến nhất của thanh niên là hỏi bạn bè, người thân và những người có kinh nghiệm. Các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm yếu kém.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, chất lượng việc làm cho thanh niên tuổi từ 15 đến 29 chưa cao, phần lớn đang phải làm những công việc năng suất thấp. Cứ 10 người thì có 8 người làm những công việc không chính thức và một nửa trong số họ có việc làm không thường xuyên (việc tự làm hoặc hợp đồng tạm thời). 
Tình trạng thanh niên có trình độ đào tạo cao hơn so với yêu cầu công việc cũng rất phổ biến. Cứ 10 thanh niên 15-20 tuổi lại có 3 người có trình độ cao hơn yêu cầu của công việc, khiến thu nhập thấp hơn mức đáng lẽ họ có thể được hưởng và họ không thể tận dụng toàn bộ tiềm năng năng suất lao động của mình. 
Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki cho rằng, thanh niên Việt Nam cần được hỗ trợ để có một quá trình chuyển tiếp sang thị trường lao động thuận lợi hơn. Điều này sẽ giúp đất nước giải phóng tối đa tiềm năng của thanh niên.
"Việt Nam đang có một nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng cũng sẽ sớm qua thời đỉnh cao của họ. Nếu không tận dụng được cơ hội, Việt Nam sẽ phải chịu những tổn thất về dài hạn", ông Gyorgy Sziraczki nói.
Kết quả điều tra quốc gia về chuyển tiếp từ trường học tới việc làm sẽ được công bố vào mùa thu này. Việt Nam là một trong số 28 quốc gia thực hiện điều tra. Theo kế hoạch, cuộc điều tra lần thứ hai sẽ được thực hiện vào năm 2014.

Điều tra chuyển tiếp từ trường học đến việc làm là một phần của dự án việc làm cho thanh niên (Work4Youth) thuộc khuôn khổ hợp tác giữa Chương trình việc làm thanh niên của ILO và Quỹ MasterCard. Dự án trị giá 14,6 triệu USD này được thực hiện trong 5 năm và kết thúc vào giữa năm 2016, với mục đích tăng cường công tác thu thập và sản xuất thông tin thị trường lao động dành riêng cho thanh niên và giúp các nhà hoạch định chính sách sử dụng, phân tích số liệu thống kê.
Theo: vnexpress.net
Cách đây ít ngày Tiến Minh đã dành được huy chương Đồng giải Vô Địch Cầu Lông Thế Giới. Ngay sau đó Liên Đoàn Cầu Lông Thế Giới (BWF) đã có bài viết ca ngợi Tiến Minh Việt Nam.



  
 Tiến Minh và tấm huy chương đồng thế giới
BWF viết: "For 30 year-old Nguyen Tien Minh and Vietnam, it is their first time on the World Championship podium in any event. We cannot be more excited for such an achievement & we look forward to seeing more youngsters to follow the footsteps of this explosive & energetic veteran."
Tạm Dịch: 30 tuổi đây là lần đầu tiên anh vào đến bán kết, đó cũng là lần đầu tiên của Việt Nam. Đây là một thành tựu rất lớn của Việt Nam, hãy chờ đón những tương lai của đất nước này viết tiếp những thành công mà vận động viên tràn đầy năng lượng và nghị lực này làm được!
Giây phút ăn mừng thành tích lọt vào bán kết và giành HC đồng của Tiến Minh tại giải vô địch thế giới.
Ngày 12/8, Tiến Minh cùng HLV Nguyễn Anh Hoàng đã trở về TP HCM. Anh cho biết đây là thời điểm hạnh phúc nhất của mình kể từ khi bước ra thi đấu quốc tế cách đây 6 năm. Việc giành tấm HC đồng là một kỳ tích mà chính anh cũng không dám nghĩ đến trước giờ lên đường. Thậm chí vì nghĩ mình có thể thua sớm nên anh đã đặt vé trở về nhà ngay trước khi trận bán kết diễn ra.
Tiến Minh là người đi tiên phong theo cầu lông chuyên nghiệp, trong khi mặt bằng chung của cầu lông Việt Nam còn ở mức thấp. Anh gần như đơn độc trong mỗi chuyến thi đấu, khi bên cạnh thường chỉ có một HLV và bà Huỳnh Ngọc Liên, chuyên gia cầu lông luôn ủng hộ và gắn bó với anh trong những chuyến đi kể từ những ngày đầu đầy gian khó. Vì thế thắng lợi của anh, người được đầu tư và chăm sóc quá ít so với các tay vợt khác là một hiện tượng của giải vô địch thế giới.
Tiến Minh sẽ chỉ ở lại Việt Nam một ngày trước khi tiếp tục lên đường sang Ấn Độ dự giải Siêu cúp các CLB, nơi anh được CLB Pune Vijetas mởi thi đấu mới mức giá 44.000 USD.

Nguồn: tinthethao.com.vn
Chỉ là hạt giống số 4 nhưng cô gái 18 tuổi Ratchanok Intanon đã tạo nên cú sốc khi đánh bại hạt giống số 1 đồng thời là nhà ĐKVĐ Olympic Li Xuerui (Trung Quốc) với tỷ số 2-1. Lịch sử cầu lông Thái Lan đã bước sang trang mới khi lần đầu tiên có một tay vợt giành HCV thế giới. Cũng chính vì vậy, cô đã được vinh danh với những nghi thức trọng thể nhất.
Khoảnh khắc Ratchanok Intanon đánh bại Li Xuerui trong trận chung kết Giải vô địch cầu lông thế giới 2013.
Rạng rỡ trên bục nhận huy chương.
Được các quan chức của Thái Lan lên tận máy bay tiếp đón.
Được các quan chức của Thái Lan lên tận máy bay tiếp đón.
 
Nguồn: TinTheThao.com.vn

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Mức giá 10.000-15.000 đồng được chào cho cả bảo hiểm tai nạn, chỉ bằng một phần năm quy định của Nhà nước.

 Giá được niêm yết trên tấm biển quảng cáo này chỉ là giá của bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và được bán chung với bảo hiểm xe máy.
Theo một nhân viên bán bảo hiểm trên Xa Lộ Hà Nội (TP HCM), nếu khách hàng mua riêng bảo hiểm này, họ thường không bán vì sai luật. Nếu muốn mua loại bảo hiểm này khách hàng phải mua luôn bảo hiểm xe máy giá 66.000 đồng. Mặt khác, nếu khách hàng không tinh ý và không biết luật chỉ mua duy nhất bảo hiểm tại nạn con người, khi xảy ra tai nạn sẽ không được bồi thường mà chỉ được bồi thường nếu đi kèm với bảo hiểm xe máy.


Dọc các con đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), Xa Lộ Hà Nội (quận 2), Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh)... xuất hiện dày đặc các điểm bán bảo hiểm xe máy với giá 10.000-15.000 đồng.
Theo quy định của Bộ Tài chính, giá bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy là 66.000 đồng một năm. Trong đó, 60.000 đồng là phí bảo hiểm, 6.000 đồng là tiền thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp ngân sách. 
Do vậy, thực chất bảng giá 15.000 được đề trên các bảng dựng ở lề đường chỉ là một hình thức câu khách của người bán.
Khi khách dừng xe lại hỏi mua, người bán đưa ra hàng loạt các mức phí bảo hiểm lên tới 80.000 đồng như: bảo hiểm tự nguyện giá 15.000 đồng (bảo hiểm này là loại có trách nhiệm thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới phải bồi thường cho bên thứ ba và hành khách do việc sử dụng xe cơ giới gây ra), bảo hiểm cho xe giá 66.000 đồng. Ngoài ra, nếu mua thêm bảo hiểm tại nạn cho người ngồi trên xe mất thêm 10.000 đồng nữa.

 Theo một nhân viên bán bảo hiểm trên đường Phan Đăng Lưu, trước đây biển ghi 35.000 đồng nhưng do cạnh tranh với nhiều người bán, đồng thời câu khách nên để biển 15.000 đồng. Nay thấy nhiều người đề biển 10.000 đồng nên đã xóa số 5 để thêm vào số 0 cho hấp dẫn khách.
"Quả thực, rất nhiều khách đã ghé tới hỏi mua vì thấy treo bảng bán bảo hiểm xe máy chỉ có 10.000 đồng", anh này nói.
 Anh giải thích thêm, chỉ đề biển để hút khách, chứ khi khách đến hỏi mới giải thích cho họ hiểu.
Chị Nghĩa, ở quận Bình Thạnh cho biết, dạo trước chị thấy bảo hiểm xe máy bán với giá 35.000 đồng nhưng nay thấy quá rẻ chỉ có 10.000 đồng nên ghé lại mua. Nhưng trao đổi một hồi, chị mới biết mức giá 10.000 đồng chỉ là bảo hiểm tai nạn con người, mà nếu mua còn phải mua thêm bảo hiểm xe máy nên cuối cùng chị đã không mua.

 Thông tin chi tiết của bảo hiểm tai nạn.

Giá trị toàn bộ bảo hiểm xe máy là hơn 80.000 đồng khác xa so với giá ghi tại biển quảng cáo 10.000-15.000 đồng.

Theo:  kinhdoanh.vnexpress.net

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

 Sống biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài, với bản năng sinh tồn, hai cha con “người rừng” đã tự chế tạo nhiều đồ dùng, vật dụng thiết yếu vô cùng độc đáo
 
Câu chuyện về sự trở về của hai cha con ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và anh Hồ Văn Loan (41 tuổi) sau 40 năm trú ẩn trong rừng nguyên sinh, đang được không chỉ dư luận Việt Nam mà cả quốc tế quan tâm.
 
Anh Loan đã dần quen với cuộc sống cộng động, anh đang chơi bắn ná thun với cháu.
Anh Loan đã dần quen với cuộc sống cộng động, anh đang chơi bắn ná thun với cháu.
 
Toàn bộ đồ dùng tự làm của hai cha con người rừng
Toàn bộ đồ dùng tự làm của hai cha con "người rừng"

Sau 3 ngày trở về sống cùng cộng đồng, anh Hồ Văn Loan đã dần làm quen với chiếc tivi, tập bắn ná cao su, chịu ngồi trên xe máy và chẻ củi rất dứt khoát. Sức khỏe ông Thanh cũng dần bình phục, ông tự ngồi dậy được sau gần nửa năm bị bệnh nằm trong rừng. Tuy nhiên, ông Thanh chỉ nói chuyện cùng anh Loan, còn luôn giữ im lặng với người lạ.
Làm thế nào mà một người cha và một cậu con 1 tuổi có thể sinh tồn giữa rừng già? Suốt hơn 40 năm qua, họ đã sống như thế nào? PV Dân trí đã tìm hiểu, ghi nhận cận cảnh từng vật dụng sinh hoạt và bài thuốc từ thiên nhiên mà cha con họ chế tạo, từ đó phần nào có câu trả lời cho những thắc mắc trên.

Anh Hồ Minh Lâm, cháu gọi ông Thanh bằng chú, nói: “Đối với người Cor, trước đây cuộc sống chỉ ở trên rừng núi cheo leo. Mỗi khi chọn nơi ở, điều kiện tự nhiên phải ở gần nguồn nước, cây cối rậm rạp, không gian phù hợp,… để tồn tại. Nhưng nơi ở của chú Thanh có phần khắc nghiệt hơn, bởi nơi đó luôn có sương mù dày đặc và rất lạnh buốt. Đáng khâm phục hơn khi đứa em họ Hồ Văn Loan có thể sống từ lúc chỉ 1 tuổi”.
 


Dao tự chế từ mảnh vỡ của bom, đạn
Dao tự chế từ mảnh vỡ của bom, đạn

Hai chiếc áo làm bằng vỏ cây
Hai chiếc áo làm bằng vỏ cây

Hai chiếc áo làm bằng vỏ cây
Khi bị đau bụng, họ dùng loại lông nhím cứng nhọn, cà lấy bột uống - bài thuốc hiệu quả nhất đối với hai cha con trong 40 năm qua
 
Ống lồ ô, ống tre làm phương tiện cất giữ hạt giống, thuốc.
Ống lồ ô, ống tre làm phương tiện cất giữ hạt giống, thuốc.
Từ các loại lá cây, kết thành vật dụng che mưa
Từ các loại lá cây, kết thành vật dụng che mưa

Từ mảnh nhôm vũ khí, hai cha con ông Thanh chế tạo xoong, nồi.
Từ mảnh nhôm vũ khí, hai cha con ông Thanh chế tạo xoong, nồi.

Băng vải làm từ vỏ cây, dùng làm khố
Băng vải làm từ vỏ cây, dùng làm khố

Băng vải làm từ vỏ cây, dùng làm khố
Chế tác loại gùi dùng vận chuyển củi và sản vật trong rừng, mang nét đặc trưng của người dân tộc thiểu số

Một vật dụng giống như công cụ lao động của người xưa.
Một vật dụng giống như công cụ lao động của người xưa.

Cúc áo từ bộ quân phục bị rơi ra, được ông Thanh cất giữ rất cẩn thận
Cúc áo từ bộ quân phục bị rơi ra, được ông Thanh cất giữ rất cẩn thận

Lược chải tóc.
Lược chải tóc.
Chất liệu bông phát lửa được dùng để mồi lửa từ hai viên đá dùng đánh lửa.
Chất liệu bông phát lửa được dùng để mồi lửa từ hai viên đá dùng đánh lửa.

                                                                                                                                      Theo: Dân Trí

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

 Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, chị em sinh 3 cùng đậu vào Đh Y Dược TP.HCM là trường hợp đặc biệt hy hữu và vô cùng thú vị trong mùa tuyển sinh ĐH-CĐ 2013.

Ngay sau khi thông tin này được đăng tải trên báo chí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đã điện thoại chúc mừng và quyết định tặng bằng khen đột xuất cho ba chị em.
Một người giỏi, tất cả phải giỏi
Cả ba chị em Đan Thanh, Châu Thanh, Bảo Thanh vừa vinh dự được ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai tặng bằng khen vì thành tích học tập của mình.
Chị em sinh 3 đậu ĐH Y dược: Những tiết lộ từ người cha 1
Ba chị em chụp hình với “người hâm mộ”
Chị em sinh 3 đậu ĐH Y dược: Những tiết lộ từ người cha 2
Bên người bố thân yêu
Trước niềm vui quá lớn này, ông Nguyễn Thanh, cha của ba cô bé nhớ lại: “Khi làm hồ sơ thi ĐH tôi có tư vấn cho các cháu rằng, nhà mình đã có hai chị học về ngành kinh tế rồi, với lại kinh tế sau này cũng khó tìm việc hơn. Nếu tụi con thi vào ĐH Y Dược thì dễ tìm việc, vả lại có một nghề chuyên môn thì cũng dễ sống hơn. Nghe lời tư vấn của tôi thế là cả ba cháu quyết định thi vào ĐH Y Dược TP.HCM”.
 

“Nhìn thấy ba đứa con bụ bẫm, đáng yêu nên bắt đầu từ đó tôi không băn khoăn chuyện con trai hay con gái, con mình sinh ra thì đã là vốn quý của gia đình” – ông Thanh tự hào kể.



Ông Thanh kể tiếp: “Ngay sau khi đi thi về, các cháu cũng rất tự tin cho biết mình làm bài được, so sánh kết quả trên báo, các cháu đều nói mình đạt được khoảng 27 điểm trở lên, nhưng vẫn hồi hộp chờ kết quả”.
Ông Thanh cũng cho biết, dường như có gen di truyền nên các cháu đã thỏa thuận cùng nhau học và cùng nhau làm, nên một đứa giỏi là tất cả phải giỏi. Sự quyết tâm này đã mang đến cho 3 chị em một kết quả ngọt ngào như hôm nay.
Khi Châu Thanh biết điểm thi vào ĐH Y Dược của mình là 27 thì Đan Thanh và Bảo Thanh cùng được 27,5 điểm (chưa cộng 1,5 điểm khu vực). Không những vậy, Châu Thanh, Bảo Thanh còn đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, riêng Đan Thanh thì đậu vào Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM. Được tin này, cả nhà bừng lên một niềm vui sướng và tự hào.
Hàng xóm biết tin đến chúc mừng cả gia đình rất nhiều.
Chẳng mấy chốc tin ba chị em sinh 3 đậu hai trường ĐH lớn đã lan nhanh khắp huyện Định Quán. Không những ngạc nhiên với thành tích của 3 chị em mà mọi người còn ngưỡng mộ cả 5 cô con gái của ông Thanh.
Cô con đầu là Nguyễn Thanh Tú, đã tốt nghiệp Học viện Ngân hàng, cô thứ hai Nguyễn Thanh Nhân, đang học năm thứ ba Trường ĐH Ngoại thương và giờ là ba cô gái sinh 3 cùng đậu 2 trường ĐH như đã kể ở trên.
Chị em sinh 3 đậu ĐH Y dược: Những tiết lộ từ người cha 3
Nhận bằng khen của Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai - Ảnh: Lê Lâm
Nhà 5 con gái
Theo ông Nguyễn Thanh, để đạt được thành tích ngoạn mục này, gia đình anh đã phải trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn trong việc nuôi dạy các cô con gái.
Ông kể, năm xưa gia đình đã có hai đứa con gái nên vợ chồng ông quyết định sinh thêm một đứa nữa nhằm mong kiếm đứa con trai nối dõi tông đường. Nhưng không ngờ, vợ ông lại mang thai con gái mà lại còn là sinh 3. Ông Thanh kể: “Khi sinh ba đứa con này ra bà xã tui sinh xong bị sụt đến 25 kg”.
 

3 người đậu 5 trường ĐH lớn
Khi Châu Thanh biết điểm thi vào ĐH Y Dược của mình là 27 thì Đan Thanh và Bảo Thanh cùng được 27,5 điểm (chưa cộng 1,5 điểm khu vực). Không những vậy, Châu Thanh, Bảo Thanh còn đậu vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, riêng Đan Thanh thì đậu vào Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM.

“Nhìn thấy ba đứa con bụ bẫm, đáng yêu nên bắt đầu từ đó tôi không băn khoăn chuyện con trai hay con gái, con mình sinh ra thì đã là vốn quý của gia đình”, ông Thanh tự hào kể.
Chị Trịnh Thị Thu Thủy, dì ruột, người trực tiếp tham gia nuôi các cô bé từ khi mới lọt lòng cho biết, lúc nghe tin chị Trịnh Thu Ba mang thai ba đứa, người thân trong gia đình ai cũng lo lắng, sợ sinh ra những đứa bé này bị tật nguyền, không được khỏe mạnh. Thế nhưng, không ngờ sinh ra đứa nào cũng bụ bẫm, trí não không những phát triển bình thường mà còn rất thông minh.
Chị Thủy nói: “Để nuôi dạy một đứa con nên người đã là một quá trình huống hồ cùng một lúc phải chăm sóc, nuôi nấng ba em bé. Khi sinh ra cả 3 em cân nặng 9 kg, khi đưa từ bệnh viện đưa về nhà thì một cô bé bị bệnh và 2 cô còn lại cũng không được khỏe. Vào những lúc các bé đói, một mình bà Thu Ba - mẹ của các bé không chăm sóc xuể 3 cô “công chúa” nên phải tăng cường thêm nhân sự là bố và dì”.
Lúc đó, theo lời chị Thủy cứ một bé bú mẹ, hai bé bú bình. Các cháu cứ thay phiên nhau bú mẹ cho đến hết 6 tháng thì chuyển sang bú bình hoàn toàn.
“Trong quá trình nuôi, các em không hề được ăn dặm mà thức ăn được xay nhuyễn rồi cho vào bình sữa và các bé tự… uống”, chị Thủy nhớ lại.
“Không biết có phải do các cháu là chị em sinh 3 hay không mà cứ đứa này làm cái gì thì hai đứa kia cùng làm theo, chẳng hạn khi các cháu được 10 tháng tuổi thì cả ba chị em cùng tập đi, một bé khóc là hai bé kia đồng thanh khóc theo”, chị Thủy kể.
Ba chị em cho biết tuy hình dáng bên ngoài giống nhau như đúc khiến mọi người thường xuyên nhầm lẫn nhưng về tính cách thì mỗi người lại khác nhau.
Chị đầu Đan Thanh rất mạnh mẽ, người kế Châu Thanh thì rụt rè, mít ướt, còn em út Bảo Thanh thì rất vui vẻ. Ba chị em chưa bao giờ xảy ra bất hòa hay mâu thuẫn với nhau.
Chị cả Đan Thanh bật mí: “Do ngoại hình tụi em quá giống nhau nên trong trường, thầy cô cũng thường xuyên nhầm lẫn. Có lần, một thầy gặp em đang dưới sân trường thì bảo sao giờ này em còn ở đây nhưng đến khi lên lớp thầy mới thấy cả Châu Thanh và Bảo Thanh đã ở sẵn trong lớp khiến cả lớp lăn ra cười”.
Lúc mới hay tin ba chị em cùng đậu ĐH Y Dược với số điểm cao, có một nhà báo tìm về tới nhà nhưng ba chị em rất ngại ngùng nên nhất định không chịu gặp, sau cùng thấy người đó năn nỉ dữ quá, nên mới dám đồng ý cho phỏng vấn và chụp hình.
Phần thưởng mà gia đình hứa tặng cho ba em là một chuyến đi biển đã được thực hiện trong ngày 9.8, ngay sau buổi lễ khen thưởng.
Ba chị em đều mong ước sau này sẽ trở thành bác sĩ giỏi để giúp đỡ ba mẹ và chữa bệnh cứu nhiều người.
Khi chúng tôi hỏi: “Xưa giờ, cả ba em đều học cùng nhau, ở cùng nhau vậy sau này có làm cùng một bệnh viện không?” thì cả ba đều cười bẽn lẽn.
Nói về những ngày sắp tới, ông Thanh cho biết: “Hai vợ chồng vẫn xác định rằng mình phải ráng đầu tư, nuôi cho con cái học hành, sẵn sàng chịu mọi khổ cực. Hai bên gia đình nội ngoại rất tự hào về các đứa cháu của mình và cũng sẵn sàng đầu tư hỗ trợ để các cháu học thành tài”.

Theo: Báo Thanh Niên